Thứ nhất, toàn cầu hóa thể hiện qua sự gia tăng ngày càng mạnh mẽ của các luồng giao lưu quốc tế về hàng hoá, dịch vụ và các yếu tố sản xuất như vốn, công nghệ, nhân công…
Có thể nói thương mại quốc tế là thước đo đầu tiên của mức độ toàn cầu hóa và sự phụ thuộc lẫn nhau của các nước. Khi các nước trao đổi hàng hóa và dịch vụ cho nhau đó cũng chính là quá trình các nước xóa nhòa dần sự biệt lập giữa các nền kinh tế quốc gia. Thương mại thế giới đã tăng lên nhanh chóng. Trong vòng 100 năm từ 1850 – 1948, thương mại thế giới tăng lên 10 lần, trong giai đoạn 50 năm tiếp theo từ 1948 -1997, tăng 17 lần. Từ giữa thập niên 1970 đến giữa thập niên 1990, mức tăng bình quân của xuất khẩu thế giới là 4,5%. Trong giai đoạn này, đánh dấu bắt đầu từ năm 1985, hàng năm tốc độ tăng bình quân của xuất khẩu hàng hóa thế giới là 6,7%, trong khi đó sản lượng thế giới chỉ tăng lên 6 lần. Sự phát triển của thương mại thế giới và khoảng cách ngày càng tăng giữa tốc độ tăng trưởng kinh tế và tốc độ phát triển thương mại quốc tế thể hiện mức độ toàn cầu hóa ngày càng cao.
>> Toàn cầu hóa là gì ? Hiểu thế nào cho đúng
>> Toàn cầu hóa là gì ? Hiểu thế nào cho đúng
Sự phát triển trao đổi dịch vụ giữa các nước ngày càng có vị trí quan trọng trong thương mại quốc tế và đóng góp tích cực vào xu hướng toàn cầu hóa. Trong vòng 10 năm từ 1986 đến 1996, thương mại dịch vụ thế giới tăng gấp gần 3 lần, từ 449 tỷ USD lên 1.260 tỷ USD. Các nước phát triển có mức tăng thương mại dịch vụ cao gấp 3 lần so với mức tăng thương mại hàng hóa và trở thành khu vực đóng góp chủ yếu vào GDP (Hoa Kỳ là 76%, Canada là 80%, Nhật Bản là 65%, EC là 64%).
Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và sự di chuyển tư bản (vốn và tiền tệ) giữa các nước là một yếu tố ngày càng quan trọng đối với từng nền kinh tế quốc gia nói riêng và toàn bộ nền kinh tế thế giới nói chung. Các luồng FDI có tốc độ tăng nhanh hơn cả mức tăng của thương mại hàng hóa và dịch vụ quốc tế, đóng góp quan trọng vào sự phát triển của toàn cầu hóa. Trong những năm 1970, các luồng FDI hàng năm ở vào khoảng 27 – 30 tỷ USD; trong nửa đầu của thập niên 1980, con số này là 50 tỷ USD; trong nửa cuối của thập niên của 1980 là 170 tỷ USD; năm 1995 gần 400 tỷ USD, 1998 là 845 tỷ USD, năm 2000 vượt trên 1.000 tỷ USD, năm 2007 là 1.900 tỷ USD. Đầu tư vào lĩnh vực dịch vụ tăng nhanh, hiện nay chiếm khoảng 50%. Cac luồng FDI vào các nước phát triển chiếm ¾ tổng số FDI trên thế giới. Tuy nhiên, đầu tư vào lĩnh vực sản xuất hàng xuất khẩu, gắn với luồng lưu chuyển hàng hóa và dịch vụ bên trong hệ thống của các công ty đa quốc, xuyên quốc gia vào các nước đang phát triển từ năm 1990 có xu hướng tăng lên.
Thứ hai, toàn cầu hóa thể hiện qua sự hình thành và phát triển các thị trường thống nhất trên phạm vi khu vực và toàn cầu.
Trong thời gian nửa đầu của thập kỷ 1990, theo thống kê của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) có tới 33 thỏa thuận liên kết kinh tế khu vực dưới dạng các thỏa thuận thương mại ưu đãi, khu vực mậu dịch tự do, liên minh thuế quan, liên minh kinh tế được ký kết đã thông báo cho Ban thư ký của WTO. Số lượng này nhiều gấp 3 lần số lượng các thỏa thuận được ký trong thập kỷ 1980 và bằng gần 1/3 tổng số các thỏa thuận liên kết khu vực được ký trong giai đoạn 1947 – 1995. Riêng trong giai đoạn từ 2000 – 2008, có trên 140 thỏa thuận liên kết khu vực đã được thông báo cho WTO. Cùng với các thỏa thuận trên, nhiều tổ chức hợp tác kinh tế đa phương thế giới và khu vực đã ra đời, ngày càng được tăng cường về số lượng và cơ chế tổ chức. Theo số liệu thống kê của Liên minh các Tổ chức Quốc tế, ta có thể thấy nếu như tính vào năm 1909, số lượng các tổ chức quốc tế trên toàn cầu chỉ là 213 thì đến năm 1960, con số này là 1.422 tổ chức, năm 1981 là 14.273, năm 1991 là 28.200; năm 2001 là 55.282 và 2006 là 58.859 tổ chức. Trên phạm vi toàn cầu, ngoài các tổ chức kinh tế – tài chính được thành lập trước đây như hệ thống các tổ chức thuộc Liên Hợp quốc, năm 1995, trên cơ sở Hiệp định chung về Thương mại và Thuế quan (GATT), Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đã được hình thành, hiện có 153 nước và lãnh thổ kinh tế độc lập là thành viên, chiếm tới trên 90% tổng giá trị thương mại thế giới. Ở phạm vi khu vực, các tổ chức và cơ chế liên kết kinh tế cũng được tăng cường. Tại Châu Âu, Liên minh Châu Âu EU với số lượng
27 nước thành viên hiện nay đã trở thành một liên kết quốc tế chặt chẽ toàn diện ở hầu hết mọi lĩnh vực. Ở Châu Á-Thái Bình Dương, Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN), Hiệp hội hợp tác khu vực Nam Á (SAARC), Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương (APEC)… đã ra đời và ngày càng tích cực đóng góp vào quá trình tăng cường liên kết quốc tế về thương mại trong khu vực. Tại Châu Mỹ, ta có thể sự hình thành liên kết khu vực qua việc hình thành Khu vực mậu dịch tự do Bắc Hoa Kỳ (NAFTA), Hiệp hội liên kết Hoa Kỳ La Tinh (LAIA), Thị trường chung Nam Hoa Kỳ (MERCOSUR), nhóm các nước ANDEAN, Cộng đồng Caribe và Thị trường chung (CARICOM), Thị trường chung Trung Hoa Kỳ (CACM)… Tại Châu Phi, Cộng đồng kinh tế các nước Tây Phi (ECOWAS), Liên minh kinh tế và thuế quan Trung Phi (UDEAC), Cộng đồng phát triển miền Nam Châu Phi (SADC), Liên minh Châu Phi (AU) là những nỗ lực để hình thành những khối thị trường chung và thống nhất trong khu vực.
Thứ ba, toàn cầu hóa thể hiện qua sự gia tăng số lượng, quy mô và vai trò ảnh hưởng các công ty xuyên quốc gia tới nền kinh tế thế giới.
Theo số liệu của UNCTAD, năm 1998 có 53.000 công ty xuyên quốc gia với 450.000 công ty con ở nhiều nước khác nhau trên thế giới. Năm 2000, trên thế giới có khoảng 63.000 công ty xuyên quốc gia với 700.000 các công ty con ở khắp các nước. Năm 1995, các công ty xuyên quốc gia bán ra một lượng hàng hóa và dịch vụ có giá trị bằng 7.000 tỷ USD. Năm 1999, tổng doanh số ban ra của công ty xuyên quốc gia đã đạt đến giá trị 14.000 tỷ USD. Hiện nay, các công ty xuyên quốc gia chi phối và kiểm soát trên 80% thương mại thế giới, 4/5 nguồn vốn đầu tư trực tiếp ở nước ngoài và 9/10 kết quả nghiên cứu chuyển giao công nghệ trên thế giới. Hệ thống dày đặc các công ty xuyên quốc gia này không những đã tạo ra một bộ phận quan trọng của lực lượng sản xuất thế giới mà còn liên kết các quốc giá lại với nhau ngày càng chặt chẽ hơn, góp phần làm cho quá trình toàn cầu hóa trở nên sâu sắc hơn bao giờ hết.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét