- Do di truyền: Phần lớn những người bị sạm da tàn nhang đều có tiền sử gia đình. Các yếu tố gây bệnh có sẵn trong máu người bệnh chỉ cần có cơ hội là tàn nhang nổi rõ trên khuôn mặt.
- Nguyên nhân nội tiết: Một tỷ lệ lớn những người bị sạm da rất hay gặp ở những người bị suy thượng thận kinh. Chỗ da tiếp xúc với mặt trời bị sạm lan tỏa, không đồng đều, da khô, xỉn, kém đàn hồi, niêm mạc sẫm. .Ở phụ nữ có thai, nội tiết tố cũng thay đổi dẫn đến tình trạng nám da tàn nhang gây nên tình trạng sạm da. Tình trạng này có thể chấm dứt sau khi sinh hoặc tồn tại luôn tr6en da mặt.
- Nguyên nhân chuyển hóa: Biểu hiện ở bệnh nh iễm sắc tố sắt do bị ứ đọng quá mức chất sắt trong cơ thể, nhất là ở gan và các tổ chức, trong đó có da. Sạm da cũng hay gặp ở người xơ gan, đái tháo đường.
- Nguyên nhân dinh dưỡng: Bệnh nhân suy dinh dưỡng trường diễn thường có các dát màu nâu bẩn ở khắp thân mình. Hiện tượng này cũng gặp ở các bệnh giảm protein, viêm cầu thận mạn, viêm đại tràng mạn, hội chứng giảm hấp thu, đôi khi tóc biến đổi thành màu đỏ nâu. Trong bệnh thiếu vitamin B12, tóc có màu nâu xám, da tăng sắc tố ở các khớp nhỏ của bàn tay.
- Nguyên nhân hóa học: Bệnh hắc tố Riehl gặp ở những công nhân tiếp xúc với các sản phẩm dầu lửa, hắc ín, những người nội trợ dùng bếp ga, dầu hỏa; thường gặp ở lứa tuổi 30. Da sạm khi ra nắng, có hiện tượng ngứa nhẹ. Bắt đầu sạm da ở mặt, trán, thái dương, gò má, cằm, chi trên, bụng, ngực, chi dưới; lúc đầu sẫm, sau đó có màu đen, là những chấm hay mảng đen, da thô ráp. Bệnh nhân kém ăn, nhức đầu, gầy sút, suy nhược, nhịp tim chậm. Bệnh thường kéo dài, khó chữa. Sạm da cũng gặp ở những người lạm dụng hóa mỹ phẩm như kem bôi có hydroquinon; người dùng hóa trị liệu lâu ngày, dùng thuốc tránh thai, thuốc chống sốt rét, tetraxyclin.
- Nguyên nhân lý học: Những người không may bị bỏng , tiếp xúc nhiều với chất hóa học hoặc ra nắng thường xuyên bị ảnh hưởng bởi tia UV làm ảnh hưởng đến câu trúc da gây sạm da.
- Nguyên nhân khối u: Các u ác tính ở giai đoạn cuối có thể làm da tăng sắc tố, có màu xanh đen. Các dát màu nâu, mịn như nhung, vị trí thường ở nách. Bệnh thường kết hợp với các ung thư biểu mô đường tiêu hóa, hô hấp.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét